Chính sách Toả quốc Dejima

Trong hai trăm năm, thương nhân nước ngoài nói chung không được phép đi từ Dejima tới Nagasaki. Người Nhật cũng bị cấm vào Dejima, ngoại trừ thông dịch viên, đầu bếp, thợ mộc, thư ký và 'phụ nữ giải khuây' từ khách điếm Maruyama. Những yūjo này được lựa chọn kỹ bắt đầu từ năm 1642 bởi người Nhật, thường là chống lại ước muốn của những người này. Từ thế kỷ 18, có một số trường hợp ngoại lệ đối với quy tắc này, đặc biệt là tiếp nối học thuyết của Tokugawa Yoshimune về việc về việc thúc đẩy các ngành khoa học thực tiễn của châu Âu. Một vài Oranda-yuki ("những người ở với người Hà Lan") được phép ở lại lâu hơn, nhưng họ phải báo cáo thường xuyên cho trạm gác của Nhật Bản. Mỗi năm một lần, người châu Âu được phép tham dự lễ hội tại Đền Suwa dưới sự hộ tống. Đôi khi các thầy thuốc như Engelbert Kaempfer, Carl Peter Thunberg, và Philipp Franz von Siebold được gọi từ các bệnh nhân ở tầng lớp thượng lưu trong xã hội Nhật Bản với sự cho phép của chính quyền.[6] Bắt đầu từ thế kỷ 18, Dejima trở nên nổi tiếng khắp Nhật Bản như một trung tâm y khoa, khoa học quân sự và thiên văn học. Nhiều samurai đã đến đó để "học tập về Hà Lan" (Rangaku).

Ngoài ra, Opperhoofd bị đối xử như đại diện của một quốc gia chư hầu, có nghĩa là ông phải đến diện kiến nhằm bày tỏ sự thần phục tới shogunEdo. Phái đoàn Hà Lan đã tới Edo hằng năm trong khoảng từ 1660 tới 1790, và sau đó kéo dài thành bốn năm một lần. Đặc quyền này bị từ chối đối với thương nhân Trung Quốc. Chuyến đi dài tới triều đình Mạc phủ là điểm nhấn đáng chú ý của thời gian người Hà Lan xuất hiện ở Nhật Bản, nhưng đó là một chuyến đi tốn kém. Các quan lại chính quyền đã truyền đạt trước về chi tiết những món quà (đắt tiền) được mong đợi ở triều đình, như kính trắc tinh, kính mắt, kính thiên văn, quả địa cầu, dụng cụ y tế, sách y tế, hoặc động vật kỳ lạ và chim nhiệt đới. Đổi lại, phái đoàn Hà Lan nhận được một số quà từ shogun. Khi đến Edo, Opperhoofd và đoàn tuỳ tùng (thường là người ghi chép báo cáo và bác sĩ của thương điếm) phải đợi ở Nagasakiya (長崎屋), nơi ở bắt buộc của họ, cho đến khi họ được triệu tập tới diện kiến tại triều đình. Sau khi hội kiến chính thức, họ sẽ được yêu cầu, theo Engelbert Kaempfer, biểu diễn các điệu múa và bài hát của Hà Lan để giải trí cho shogun. Điều này chỉ xảy ra trong thời trị vì của Tokugawa Tsunayoshi, một người được cho là hơi lập dị, nhưng họ cũng sử dụng cơ hội ở lại khoảng hai đến ba tuần ở thủ đô để trao đổi kiến ​​thức với việc học tiếng Nhật và, dưới sự hộ tống, đến tham quan thị trấn.

Tài liệu tham khảo

WikiPedia: Dejima http://wolfgangmichel.web.fc2.com/serv/histmed/dej... http://www.japanvisitor.com/japan-city-guides/deji... http://visit-nagasaki.com/spots/detail/206 http://www1.city.nagasaki.nagasaki.jp/dejima/en/in... http://Hendrick-Hamel.henny-savenije.pe.kr/henny/D... http://www.unterstein.net/Toyoashihara-no-Chiaki-N... http://digitalgallery.nypl.org/nypldigital/id?4812... //tools.wmflabs.org/geohack/geohack.php?language=v... http://www.worldstatesmen.org/Japan.htm#Dejima https://commons.wikimedia.org/wiki/Category:Dejima...